Monday, June 29, 2009

Sửa bình tưới cây

Hihi, vừa chọc chạch sửa được cái bình tưới cây.

Bình dùng lâu ngày nó cứng không thể bơm nước được. Thế là tôi ngồi tháo ra chọc chạch xem thế nào. Thì ra bên trong nó có một cơ cấu bơm hơi (để ép nước) như ống bơm xe đạp, gồm một ống bơm (bằng nhựa) và một pít tông. Do lâu ngày nên lớp dầu bôi trơn bị khô, thế là nó rít lại ko thể bơm được. Giờ chỉ việc cho một ít dầu ăn vào, xong vặn lại thì mọi chuyện trở nên dễ dàng, bơm xịt ngon lành cành đào luôn.

Monday, June 22, 2009

Làm slide luận văn


Sắp tới ngày bảo vệ luận văn, nhiều bạn vẫn còn đang loay hoay với chương trình Power Point để làm slide trình diễn. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có đươc một slide ưng ý. Chúc các bạn chuẩn bị tổt để bảo vệ thành công.

Thanksgiving 01 - Free PowerPoint Template
Dragon 05 - Free PowerPoint Template Hollywood 05 - Free PowerPoint Template Japan Flag 06 - Free PowerPoint Template

Chọn template cho slide.
Đây là công việc không kém khó khăn. Để chọn một mẫu ưng ý thật là khó. Nhất là phải thỏa mãn các yêu cầu bạn đề ra như đẹp, thẩm mỹ, màu sắc phù hợp với tính cách... Những template mẫu trong PowerPoint dường như quá nhàm chán. Nhất là bạn lại không muốn đụng hàng với ai đó.

Hãy bắt đầu quá trình tìm kiếm template phù hợp nhất với Google bằng từ khóa "free template power point". Một số lưu ý khi chọn template:
+ Template phù hợp với nội dung, lĩnh vực trình bày
+ Teplate không quá hoa lá hẹ

Chọn slide màu sáng. Nên chọn slide có nền màu trắng, vàng nhạt, xanh da trời... Nên kiểm tra lại slide dưới điều kiện thật, hoặc thử vặn màn hình về độ tối nhất xem có bị ảnh hưởng nặng nề không? Cần thiết thì bạn nên chuẩn bị 2 slide, một cái màu sắc, một cái chỉ có chữ đen, nền trắng để dự phòng trường hợp xấu nhất.

Chọn màu & font chữ. Nên chọn chữ đen, làm nổi bật chữ trên nền trắng là tốt nhất. Bạn có thể Insert a shape để tạo 1 hình vẽ làm nền cho chữ, nhớ chọn màu nền của hình mờ dần. Như vậy bạn vẫn giữ được mẫu nền slide đã chọn, mà vẫn làm nổi chữ lên.

Font chữ nên chọn loại thông dụng, cần thiết thì embed font kèm theo. Nên chọn Arial, Time New Roman, ... . Đối với bảng biểu, hình vẽ dễ bị thay đổi kích thước, màu sắc do máy không tương thích, bạn có thể chuyển nó sang dạng ảnh bitmap rồi nhúng trở lại slide dưới dạng ảnh.

Giới hạn số slide. Tốt nhất không nên làm quá nhiều slide. Theo tớ chỉ nên 30 slide là đẹp. Khi in handout thì nên in 2 slide trên 1 trang. Nên sắp xếp trình bày ngắn gọn. Cần chuẩn bị những slide làm chi tiết những vấn đề cần thiết (để có thể show lên khi được yêu cầu).

Không tham tạo hiệu ứng cho slide. Càng đơn giản càng tốt. Tốt nhất nên để slide trơn, không tự chạy. Bạn sẽ dễ dàng làm chủ slide khi muốn lật slide trong lúc đang trình bày. Người xem cũng không bị hoa mắt khi hình ảnh, chữ cứ bay nhảy liên tục trên màn hình.

Bố cục slide: Nên có slide tóm tắt (như mục lục) các nội dung trình bày; slide cám ơn.

Saturday, June 6, 2009

Hành trình kết thúc LV tại ĐH TÔN ĐỨC THẮNG

1. Thời gian nộp LV:15/06->17/06/09
  • Hình thức:Sinh viên xem file đính kèm về mẫu hình thức luận văn/tiểu luận.
  • Số lượng: 03 cuốn bìa giấy thường
  • Lưu ý: Nộp kèm Đĩa CD, “Phiếu theo dõi tiến độ thực hiện luận văn/tiểu luận tốt nghiệp” + ”Đề tài hướng dẫn luận văn/tiểu luận tốt nghiệp” để rời ngoài, có nhận xét và chữ ký của GV hướng dẫn.

2. Thời gian gặp GVPB (dự kiến):01/07/09->15/07/09

3. Thời gian bảo vệ (dự kiến): Đầu tháng 08/2009.

Thursday, June 4, 2009

Cuộc đời và những chuyến đi




Sau 4 ngày trời nằm ở Phú Riềng, Bình Phước thì cuối cùng cũng được hạ sơn, về thành phố. Lần đi thanh tra thi TN THPT này cũng nhiều kỹ niệm thú vị:
- Học sinh làm bài thi môn vật lý không được, thế là ngồi vẽ một bông hồng rất đẹp và làm thơ tình để tặng thanh tra :D
- Cô học sinh nữ (vừa cao, to và nặng) xỉu ngay khi ra khỏi cửa phòng thi. Giám thị không cách nào khác là phải bế xốc về phòng y tế. Quảng đường về phòng y tế thì xa, cô nương thì nặng thế là không cách nào khác, thanh tra cũng phải nhảy vào phụ. Hic.
- Hic, có làm mới biết, thí sinh đi muộn có đến 95% là các cô học trò, bị giám giám sát thi la vì tội đi muộn thế là các cô thi nhau chạy lẹt đẹt như vịt cũng vui phết ..hehhe....
- Vụ ra ngoài: Học sinh xin giám thị để được ra ngoài đi WC, còn giám thị thì lại xin thanh tra để được đi giải quyết nổi buồn ...hahhaha.... Một số cậu học sinh lại còn hí hưởng: Cả 3 năm học đi thi là sướng nhất vì đi WC cũng được CÔ dẫn đi hahaha....dzui luôn.

- HĐCT : Ngày làm công tác coi thi, tối thì đi nhậu.... hơi bị nhiều và gần như đâu đâu cũng thế ...

Nhưng có đi mới biết, Bình Phước được tách ra từ Sông Bé thành Bình Dương và Bình Phước. Bình Dương thì phát triển rất mạnh trong khi đó Bình Phước thì vẫn còn rất nghèo. Cuộc sống của các thầy cô còn khổ lắm nhưng vẫn theo nghiệp nhà giáo quả là một điều rất đáng quý, đáng trân trọng.

CSVC trường thì thiếu thốn, lương bổng giáo viên thì ko bao nhiêu so với mặt bằng chung. Ở Phú Riềng rất nhiều cau su, năm rồi lại được giá nên cuộc sống khá hơn, nhưng ngược lại sẽ làm cho các thầy cô thêm khó khăn vì cau su lên giá chẳng giúp gì cho việc nâng cao đời sống của các thầy cô, mà thậm chí lại có tác động ngược lại.

Đất Phú Riềng thì chỉ có cau su và cau su:D

Friday, May 22, 2009

Chương 11 Luật Phá sản của Mỹ


Thông thường, khi một công ty hoàn toàn chấm dứt hoạt động vì phá sản, hội đồng thanh lý sẽ được lập ra để bán tài sản, trả nợ cho các chủ nợ và vốn cho nhà đầu tư. Nhưng theo chương 11 của Luật Phá sản Mỹ thì khác, mặc dù tuyên bố phá sản nhưng công ty vẫn tiếp tục được hoạt động.

Công ty có thời gian để tái cấu trúc hoạt động mà không phải lo lắng đến việc trả nợ. Vì thế, khi một công ty nộp đơn xin phá sản theo chương 11, người ta còn gọi là xin bảo hộ phá sản, tức công ty được bảo hộ khỏi sức ép trả nợ.

Có những trường hợp công ty đã thành công khi tái cấu trúc hoạt động, làm ăn sinh lời trở lại, nhưng cũng có trường hợp "vô phương cứu chữa" đành phải chịu kết liễu. Chương 11 của Luật Phá sản Mỹ được thông qua vào năm 1978 và có hiệu lực vào tháng 10/1979, khuyến khích các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao, giúp nền kinh tế thích ứng với sự thay đổi theo thời đại và cho các nhà quản trị cơ hội để khắc phục những sai lầm trong quá khứ.

Thậm chí có người còn cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ không hùng mạnh như ngày hôm nay nếu không có điều luật này.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể phá sản theo chương 11. Chỉ có những doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn về tài chính nhưng được đánh giá là có khả năng phục hồi nếu các khoản nợ giảm xuống hoặc được hoãn trả mới được xem xét.

(CafeF)

Thursday, May 21, 2009

Extract relation từ dữ liệu sách luyện tiếng Anh

Hôm nay ngồi bắn tỉa cuốn "501 Word Analogy Questions" mới có vấn đề hay để khai thác. Đó là những dạng câu định nghĩa khá chuẩn. Vậy tại sao từ những câu như thế này, không khai thác (rút trích để xây dựng những tập các quan hệ, ngữ nghĩa..... hay cái gì đại loại như thế nhỉ ?
To segregate is an antonym of to unify, and to repair is an antonym of to damage.
To congeal means to solidify, and to singe means to char.
A principle is another word for a doctrine, and a living is another word for livelihood.
An ascent is a climb, and a recession is a withdrawal.
Sẽ rất thú vị đấy chứ, giờ nguồn sách, dữ liệu dạng này nhiều mà, vậy tại sao không ?

Sunday, May 17, 2009

Tóc rất buồn như áng thơ .Buông hững hờ, tình rồi có như mơ..

Tựa: Dốc Mơ
Tác Giả: Ngô Thụy Miên


Đêm đã về trên dốc
Gió xôn xao ru yên tình mình
Em có về bên đó, dõi mắt trông theo, trông theo tình bền
Mà ngày tháng đâu nào có đợi chờ
Người yêu dấu đưa em về dốc mơ

Đưa em về bên dốc mơ
Là đưa anh vào cõi mong chờ
Tóc rất buồn như lá tơ, buông hững hờ, tình rồi có như mơ
Em mắt cười như ánh sao
Bờ môi hồng tựa bao lời nói
Nói đi em câu mong chờ
Dấu đi nỗi ơ thờ, Tình ơi

Con dốc này, từ khi được mang dấu giầy em về
Ngày tháng nào đưa em vào ngàn trùng sóng
Hạnh phúc nào từ khi, từ khi quen lối đưa em về qua
Người yêu dấu đã xa thật xa, đẹp như giấc mơ

Em bây giờ như lá thơ
Và anh vẫn là nỗi mong chờ
Dẫu đã ngàn trùng cách xa, bên kia trời biển rộng có bao la
Sẽ có ngày ta có nhau
Thì xin một lần cho lời cuối
Giữ cho nhau thương yêu rồi
Sẽ bên nhau muôn đời, tình ơi




http://img45.imageshack.us/img45/7720/hp10vf9.jpg
Dốc Mơ-

Tạo PC ảo với VirtualBox

Nghe qua tên gọi có lẽ bạn cũng có thể đoán đây là phần mềm liên quan đến máy ảo (virtual/virtualization). VirtualBox là phần mềm chạy máy ảo với giấy phép GPL hỗ trợ hệ thống 32-bit và các hệ điều hành như *BSD, Linux và Windows. VB có 2 loại giấy phép khác nhau: open và closed. Closed-source có chức năng như RDP, iSCSI, virtual USB, shared folder thường dành cho enterprise.

Nếu đã từng nghe về VMware hay VirtualPC thì chắc bạn không còn lạ gì. Máy ảo thực chất là một phần mềm chạy trên hệ điều hành hiện thời trên máy bạn (gọi là hệ điều hành chủ), giả lập một chiếc máy tính “thực” hoàn toàn để bạn có thể cài một hệ điều hành khác lên (gọi là hệ điều hành khách) và chạy như thể chạy từ chính máy tính của bạn. Như thế bạn có thể chạy Linux trong Windows, hay Windows Vista trong Windows XP,… một cách dễ dàng. Bạn có thể vừa làm việc với hệ điều hành chủ, vừa có thể “chơi” với hệ điều hành khách.

Những phần mềm máy ảo có tên tuổi như VMworkstation của VMware hay VirtualPC của Microsoft mặc dù khá mạnh nhưng không miễn phí. Với VMware bạn phải chi gần $200, còn VirtualPC thì có bản miễn phí nhưng với điều kiện phải qua được vòng WGA (Windows Genuine Advantage) chứng thực Windows có bản quyền . Có thể bẻ khóa cũng dễ dàng thôi, nhưng chả cần làm thế vì giờ bạn có thể chạy máy ảo miễn phí với VirtualBox của Innotek, phần mềm máy ảo nguồn mở mà mình đã từng dùng và thấy rất hài lòng.

Người dùng cá nhân có thể tải về gói biên dịch sẵn (không phải GPL) hoặc tự biên dịch từ nguồn (GPL). Gói biên dịch sẵn có thể dùng để thử nghiệm hoặc mục đích cá nhân hoàn toàn hợp pháp.

1. Tải về:

Phiên bản hiện tại 1.3.2 đã có gói biên dịch sẵn cho Debian, Ubuntu (cả hai Dapper và Edgy) và một gói cho các bản Linux khác. Bên dưới sẽ giải thích cách cài đặt cho phiên bản vnlinuxEDU-9.6. Nếu bạn dùng FC hay openSUSE, bạn cũng có thể làm tương tự.

2. Sử dụng:

Trước khi sử dụng chương trình bạn cần thêm người dùng vào nhóm vboxusers. Bước này rất quan trọng, nếu không thực hiện, khi chạy chương trình bạn sẽ gặp lỗi người dùng không có phép sử dụng module của VỉtualBox.

Với người dùng root, thực hiện

    usermod -G vboxusers -a kdlc
    với kdlc là id người sẽ dùng chương trình VirtualBox

Sau khi chạy chương trình, bạn sẽ thấy được window giống bên dưới.

Bạn có thể chọn New để tạo máy ảo mới. Trong hình bên trên đã cấu hình sẵn máy ảo vnlinuxEDU, boot trực tiếp từ tập tin ISO, sử dụng NAT cho việc nối mạng.

Khi sử dụng máy ảo, để di chuyển giữa 2 môi trường, nhấm phím Ctrl (bên tay phải). Bạn có thể thay đổi phím này trong File --> Global settings, Input như hình bên dưới. Chỉ việc nhấn vào hộp Host key rồi nhấn phím mình muốn để chọn. Ctrl_R có nghĩa phím Ctrl bên phải. Alt_L có nghĩa phím Alt bên trái.

Reference:


Thursday, May 14, 2009

Cây khung nhỏ nhất với thuật toán Kruskal và Prim

Bài toán tìm cây khung tối thiểu (hay cây khung nhỏ nhất - Minimmum Spanning Tree - MST) của một đồ thị vô hướng là một bài toán rất nổi tiếng và có ứng dụng rất lớn, bài toán được phát biểu một cách cụ thể theo lý thuyết đồ thị như sau:

Cho đồ thị vô hướng có trọng số G=(V,E) được cho trước dữ liệu (bằng một trong các cách: Ma trận kề, Danh sách cạnh, Danh sách liên kết...). Tìm cây khung nhỏ nhất của G hay tìm một tập cạnh ECK Ì E có n-1 cạnh, n đỉnh, không có một chu trình nào và có tổng trọng số của các cạnh là nhỏ nhất.

Hiện nay, đã có rất nhiều thuật toán giải quyết bài toán MST trong các trường hợp cụ thể để giải quyết các bài toán thực tế. Các công trình nghiên cứu về đồ thị nói chung và Cây khung nói riêng vẫn tiếp tục được phát triển, nhằm mở rộng thêm phạm vi ứng dụng của đồ thị, các công bố mới nhất vào cuối năm 2003 của một số giáo sư người Israel.

1. Vấn đề biểu diễn đồ thị:
Đồ thị G như vậy có thể được biểu diễn theo nhiều cách. Tuy nhiên có hai cách thông dụng nhất, đơn giản cho việc lập trình, và càng đơn giản cho bài toán chúng ta đang xét đó là Ma trận kề và Danh sách cạnh.

a) Ma trận kề (Adjacency Matrix):
Giả sử G có n đỉnh, khi đó ma trận kề A có kích thước (n*n), nếu A[i,j]=0 nghĩa là đỉnh i và đỉnh j không có cạnh nối, nếu A[i,j]<>0 nghĩa là giữa đỉnh i và j có đường đi trực tiếp với trọng số chính là A[i,j].
Như vậy G vô hướng thì A[i,j]=A[j,i] với m-i i, j. Do đó ma trận A có thể được rút gọn một nửa để trở thành 'Tam giác kề' khi lưu trữ, nhưng khi cấp phát tĩnh bộ nhớ trong chương trình ta vẫn phải dùng ma trận A (n*n).
Ma trận kề là cấu trúc dữ liệu truy xuất nhanh nhất và sử dụng đơn giản nhất trong các bài toán đồ thị, trừ một số trường hợp cá biệt nó kém CTDL khác. Chẳng hạn với giải thuật tìm chu trình Euler, CTDL Danh sách kề liên kết mới là hiệu quả nhất về m-i mặt. Tuy nhiên ma trận kề lưu trữ rất tốn bộ nhớ, giới hạn của vùng nhớ cơ sở là 64K, như vậy ma trận kề chỉ được tối đa 256*256 phần tử kiểu byte, chưa tính các biến khác phải dùng.

b) Danh sách cạnh (Edges List):

Giả sử G có m cạnh, khi đó danh sách cạnh L có m phần tử, mỗi phần tử có 3 trường thể hiện đỉnh đầu, đỉnh cuối (của cạnh) và trọng số giữa chúng.
Danh sách cạnh như vậy có thể biểu diễn bằng một mảng một chiều m phần tử record 3 trường, hoặc 3 mảng một chiều rời nhau. Đây cũng là CTDL đơn giản, dễ sử dụng. Danh sách cạnh có những hạn chế như việc xác định 2 đỉnh có kề nhau hay không, loại bỏ cạnh, nhưng nó tốn ít bộ nhớ và trong một số trường hợp cụ thể nó tỏ ra rất ưu việt, như trong giải thuật Kruskal chẳng hạn.

Nhận xét:
Mỗi CTDL có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau trong từng tình huống, từng giải thuật. Nhưng nhìn chung từ cách biểu diễn này hoàn toàn có thể biểu diễn sanh cách kia. Vậy chúng ta chọn CTDL nào cho bài toán này?
Cây khung thực chất là một đồ thị con G' của G với cùng tập đỉnh nhưng số cạnh ít hơn (hoặc bằng nếu G đã là một cây khung) sao cho G' thoả mãn là: Liên thông, Không có chu trình và có n-1 cạnh. Ta biểu diễn G' bằng danh sách cạnh là thích hợp nhất. Còn G để đơn giản và nhanh chóng chúng ta dùng ma trận kề.

2. Thuật toán Kruskal:
- Tư tưởng: Để xây dựng tập n-1 cạnh của cây khung nhỏ nhất? tạm gọi là tập K, Kruskal đề nghị cách kết nạp lần lượt các cạnh vào tập đó theo nguyên tắc như sau: Ưu tiên các cạnh có trọng số nhỏ hơn, kết nạp cạnh khi nó không tạo chu trình với tập cạnh đã kết nạp trước đó. Đó là một nguyên tắc chính xác và đúng đắn, đảm bảo tập K nếu thu đủ n-1 cạnh sẽ là cây khung nhỏ nhất.

- Khi lập trình để có được sự ưu tiên, cách tốt nhất là sắp xếp trước các cạnh theo trọng số tăng dần. Điều này cũng gợi ý cho chúng ta thấy nên sử dụng danh sách cạnh trong giải thuật Kruskal, tuy nhiên để thống nhất đầu vào với giải thuật Prim trong chương trình, chúng ta sẽ sử dụng ma trận kề sau đó chuyển thành danh sách cạnh.

- Để kiểm tra xem cạnh đang xét có tạo chu trình không với tập cạnh đã kết nạp, chúng ta sử dụng một phương pháp đặc biệt mỗi khi kết nạp đó là: cho một đỉnh trở thành 'dad' của đỉnh kia. Với 2 đỉnh x, y bất kỳ, nếu 'dad cao nhất' của chúng bằng nhau thì cạnh nối x, y sẽ tạo nên chu trình (chu trình này đi qua 'dad' chung đó.

3. Thuật toán Prim:
- Do thuật toán Kruskal làm việc trên các cạnh nên sẽ kém hiệu quả nếu có quá nhiều cạnh? như các đồ thị dày (số cạnh m ≈ n(n-1)/2).
- Đối nghịch với Kruskal, thuật toán Prim làm việc trên các đỉnh, sẽ hiệu quả hơn với các đồ thị dày. Có thế thấy đa số các đồ thị trong thực tế có số đỉnh không lớn còn số cạnh rất lớn nên Prim tỏ ra hiệu quả hơn và?đắt giá? hơn Kruskal, mặc dù cài đặt có phức tạp hơn. Ngoại lệ, trong các trường hợp số cạnh rất ít còn số đỉnh rất nhiều thì Prim kém hiệu quả hơn Kruskal.
- Tư tưởng: Prim đề xuất cách xây dựng đồng thời tập đỉnh đã kết nạp (VH) và tập cạnh đã kết nạp T cho cây khung nhỏ nhất theo nguyên tắc như sau: Lần lượt kết nạp một đỉnh u thuộc VVH vào VH sao cho tồn tại v thuộc VH mà trọng số (u,v) là nhỏ nhất trong m-i cặp đỉnh nối VH và VVH

Wednesday, May 13, 2009

Nhận diện thực thể có tên (NER)

Nhận diện thực thể có tên (Named Entity Recognization) là xác định các đối tượng như địa danh, tên người, tổ chức ... xuất hiện trong văn bản. Tùy theo mỗi mức, mỗi mục tiêu mà có số loại thực thể khác nhau.

Nhận dạng tên người, tên tổ chức là một bài toán khó trong nhận dạng tiếng nói vì có rất nhiều sự khác nhau trong cánh nói của mỗi người, sự phong phú về ngôn ngữ và cách phát âm tên người. tên tổ chức.

Các link tham khảo:

http://www.aclweb.org/anthology-new/E/E06/E06-3004.pdf
http://
pages.cs.wisc.edu/~bsettles/pub/bsettles-nlpba04.pdf
http://www.nii.ac.jp/pi/n4/4_5.pdf
http://www.springerlink.com/index/M27U265246L64570.pdf
http://research.nii.ac.jp/~collier/papers/RIAO%202007.pdf